Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Facebook chi tiết cho người mới bắt đầu

Facebook là một trong những nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn nhất trên thế giới, cung cấp cho doanh nghiệp một kênh quảng cáo hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, quảng cáo trên Facebook có thể khá phức tạp và đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản về các công cụ quảng cáo trên nền tảng này. Vì vậy, trong bài viết này, cùng TUHOCMARKETINGONLINE.INFO tìm hiểu về chi tiết cách chạy quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu, từ việc tạo tài khoản đến việc thiết lập và quản lý chiến dịch quảng cáo.

Quảng cáo Facebook là gì?

Quảng cáo Facebook là các thông điệp tiếp thị được hiển thị trên trang Facebook, Instagram và các sản phẩm khác của Facebook nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến, với khả năng nhắm mục tiêu chính xác đối tượng khách hàng, đáp ứng các mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp như tăng doanh số, tăng nhận thức thương hiệu và tăng tương tác trên mạng xã hội.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Facebook chi tiết

Để chạy quảng cáo trên Facebook, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tài khoản Facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp: Bạn cần có tài khoản Facebook cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp trên Facebook. Nếu chưa có, bạn cần đăng ký tài khoản trước.
  • Fanpage: Bạn cần có một fanpage trên Facebook để quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nếu chưa có, bạn cần tạo một fanpage trước.
  • Mục tiêu quảng cáo: Bạn cần định hình rõ mục tiêu quảng cáo của mình, ví dụ như tăng lượng truy cập website, tăng tương tác với bài đăng trên fanpage, tăng lượng đơn hàng, v.v.
  • Ngân sách: Bạn cần đưa ra một ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của mình. Nên xác định rõ số tiền cần bỏ ra cho mỗi chiến dịch quảng cáo và thời gian chạy quảng cáo.
  • Nội dung quảng cáo: Bạn cần chuẩn bị nội dung quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bao gồm hình ảnh, video, tiêu đề, mô tả, v.v. Nên sáng tạo và đảm bảo phù hợp với mục tiêu quảng cáo.

Trước khi đi sâu vào các bước thiết lập quảng cáo Facebook, hãy cùng đi tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của một Facebook Ads Campaign.

Một chiến dịch quảng cáo Facebook bao gồm 3 level như sau:

  • Cấp độ Chiến dịch (Campaign Level): Đây là level cao nhất và là nơi bạn xác định mục đích quảng cáo của mình, đặt tên cho chiến dịch và xác định ngân sách cho chiến dịch đó. Bạn cũng sẽ chọn mục tiêu quảng cáo ở đây, bao gồm lưu lượng truy cập, tương tác, đăng ký, bán hàng, v.v.
  • Cấp độ Quảng cáo (Ad Set Level): Tại đây, bạn sẽ định cấu hình chi tiết cho nhóm quảng cáo của mình, bao gồm chọn đối tượng khách hàng, định vị địa lý, lên lịch quảng cáo và đặt mức ngân sách cho từng nhóm quảng cáo.
  • Cấp độ Quảng cáo (Ad Level): Cuối cùng, bạn sẽ tạo quảng cáo cụ thể tại cấp độ này. Bạn có thể sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau, bao gồm hình ảnh, video và quảng cáo văn bản. Bạn cũng sẽ chọn tiêu đề, mô tả và liên kết đến trang đích của mình cho mỗi quảng cáo.

Tạo chiến dịch quảng cáo

Để setup chiến dịch bạn cần đăng nhập vào trình quản lý quảng cáo Facebook, chọn tab “Chiến dịch”, sau đó nhấn “Tạo”.

Bước 1: Chọn mục tiêu (Objective)

Với những mục đích khác nhau, bạn có thể lựa chọn những mục tiêu chiến dịch tương ứng. Dưới đây là một số lựa chọn mà bạn có thể sử dụng cho chiến dịch của mình:

  • Mức độ nhận biết (Awareness): Hiển thị quảng cáo cho những người có nhiều khả năng nhớ đến quảng cáo nhất, nhằm tăng mức độ nhận biết của thương hiệu.
  • Lưu lượng truy cập (Traffic): Chuyển người dùng tới một đích đến nào đó, nhằm tăng lưu lượng truy cập tới trang web, ứng dụng hoặc sự kiện trên Facebook.
  • Lượt tương tác (Engagement): Tăng số tin nhắn, lượt xem video, lượt tương tác với bài viết, lượt thích Trang hoặc lượt phản hồi sự kiện.
  • Khách hàng tiềm năng (Leads): Tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của bạn.
  • Quảng cáo ứng dụng (App promotion): Thu hút những người mới cài đặt và tiếp tục dùng ứng dụng của bạn.
  • Doanh số (Sales): Tìm những người có khả năng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Bước 2: Đặt tên cho chiến dịch

Ngoài cách nhập thủ công tên chiến dịch mỗi khi tạo chiến dịch quảng cáo mới, bạn có thể sử dụng tính năng “Template” để đặt tên cho cả Campaign, Ad set và Ads theo một cấu trúc nhất quán.

Bước 3: Thiết lập ngân sách & Chiến lược giá thầu

Sau khi đã đặt tên, bạn nên bật tính năng Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (Campaign Budget Optimization) để Facebook tự động phân bổ ngân sách cho các nhóm quảng cáo.

Facebook sẽ hiển thị 2 tùy chọn khi thiết lập Ngân sách chiến dịch (Campaign Budget):

  • Ngân sách hằng ngày (Daily Budget): Số tiền sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch.
  • Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget): Số tiền sẵn sàng chi tiêu cho chiến dịch trong một khoảng thời gian nhất định

Tùy chọn ngân sách trọn đời sẽ cho phép bạn nhanh chóng tiếp cận nhiều người nhất trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt mục tiêu đề ra, trong khi ngân sách hằng ngày sẽ cho phép bạn tiếp cận đối tượng một cách ổn định hơn.

Sau khi đã set ngân sách, bạn sẽ tiếp tục chọn chiến lược giá thầu (Campaign bid strategy). Facebook cung cấp nhiều tùy chọn chiến lược giá thầu:

  • Số lượng cao nhất (Highest Volume): Facebook sẽ không hạn chế chi phí cho mỗi chuyển đổi, mà sẽ tự điều chỉnh để tối ưu giá thầu sao cho thu được nhiều kết quả nhất.
  • Chi phí trên mỗi kết quả (Cost per result): Giá thầu có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn, nhưng Facebook sẽ cố gắng giữ cho mức chi phí trung bình bằng hoặc thấp hơn mức chi phí giới hạn.
  • Giới hạn giá thầu (Bid cap): Giá thầu sẽ được Facebook giới hạn ở mức thấp hơn ngưỡng bạn đặt ra, nếu cao hơn, quảng cáo sẽ dừng phân phối.

Với người mới chạy quảng cáo, bạn nên sử dụng chiến lược Số lượng cao nhất để Facebook tự động tối ưu.

Tạo nhóm quảng cáo

Sau khi đã tạo chiến dịch, bước tiếp theo là tạo nhóm quảng cáo. Bạn có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo khác nhau trong cùng một chiến dịch.

Bước 1: Thiết lập ngân sách & lịch chạy

Nếu không sử dụng tính năng Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch, bạn sẽ set ngân sách hằng ngày/trọn đời cho chiến dịch tại đây. Còn nếu đã sử dụng tính năng này rồi, bạn sẽ chỉ cần set lịch chạy cho quảng cáo.

Bước 2: Thiết lập nhắm mục tiêu

Facebook cho phép bạn nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng dựa trên nhân khẩu học (Vị trí, độ tuổi, giới tính), sở thích, hành vi của người dùng.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhắm mục tiêu đến các đối tượng tùy chỉnh (custom audience) được tạo từ dữ liệu của bạn hoặc dữ liệu của Facebook. Ví dụ: Chạy các chiến dịch remarketing đến đối tượng đã mua hàng của mình bằng cách sử dụng danh sách khách hàng.

Hoặc nhắm mục tiêu đến các đối tượng tương tự (lookalike audience) để mở rộng tệp và tìm kiếm thêm những đối tượng tiềm năng. Ví dụ: Nhắm mục tiêu đến những đối tượng tương tự như những người đã vào landing page trong vòng 60 ngày.

Chọn vị trí đặt quảng cáo

Facebook cung cấp 2 tùy chọn lựa chọn vị trí đặt quảng cáo:

  • Automatic Placements: Đây là tùy chọn mặc định, cho phép Facebook tự động đặt quảng cáo trên các vị trí mà họ cho là phù hợp nhất. Điều này bao gồm các vị trí như bảng tin, Instagram, Stories và nhiều hơn nữa.
  • Manual Placements: Tùy chọn này cho phép bạn tự chọn vị trí đặt quảng cáo của mình. Bạn có thể chọn từ danh sách các vị trí khác nhau như bảng tin, Instagram, Stories, In-stream videos, Audience Network và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, lựa chọn này yêu cầu bạn phải có kiến thức về quảng cáo Facebook để có thể tối ưu hóa quảng cáo của mình trên các vị trí được chọn.

Ngoài ra, quảng cáo Facebook cũng có tính năng an toàn thương hiệu (Brand Safety) để ngăn quảng cáo xuất hiện trên những trang, hoặc vị trí không thích hợp.

Tạo quảng cáo

Sau khi thiết lập nhóm quảng cáo, bạn sẽ tiếp tục các bước để tạo ra mẫu quảng cáo. Với mỗi nhóm quảng cáo, bạn có thể tạo nhiều quảng cáo khác nhau.

Bước 1: Tạo mẫu quảng cáo

Facebook cung cấp cho bạn 3 tùy chọn để thiết lập định dạng quảng cáo:

  • Tạo quảng cáo mới: Tải lên ảnh, video hoặc bản trình chiếu và thêm nội dung để tạo ra một quảng cáo mới.
  • Sử dụng bài viết cho sẵn: Bấm chọn hoặc nhập ID để lựa chọn một bài viết có sẵn ở trên fanpage (đã được đăng hoặc lên lịch).
  • Dùng mẫu mô phòng trên Creative Hub: Sử dụng các mẫu quảng cáo đã được tạo sẵn trên Creative Hub để tạo quảng cáo.

Sau khi đã tạo mẫu quảng cáo, bạn có thể thêm lời kêu gọi hành động (CTA) vào bài viết. Facebook cung cấp sẵn nhiều tùy chọn cho CTA như: Tìm hiểu thêm, Gọi ngay, Đăng ký ngay, Tải xuống,… Tùy vào mục tiêu mong muốn, bạn sẽ lựa chọn CTA cho phù hợp và thêm trang đích bạn muốn khách hàng truy cập vào.

Bước 2: Xem lại và hoàn thành quảng cáo

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, sử dụng tính năng Xem lại (Preview) để kiểm tra lại nội dung và giao diện của quảng cáo trước khi chạy. Sau khi đã kiểm tra ổn rồi, bạn bấm vào nút “Đăng” để hoàn thành quảng cáo và gửi quảng cáo cho Facebook xét duyệt.

Hướng dẫn cách bật/tắt hoặc xóa quảng cáo Facebook

Cách bật/tắt quảng cáo Facebook

Bạn có thể bật/tắt chiến dịch, nhóm quảng cáo, hay quảng cáo đơn lẻ. Chỉ cần nhấp vào tab tương ứng, sau đó nhấn vào thanh trượt ở cạnh tên chiến dịch, nhóm quảng cáo hay quảng cáo để bật hoặc tắt đi.

Lưu ý: Khi bạn đã tắt chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo bên trong sẽ dừng hoạt động bất kể bạn có tắt chúng đi hay không.

Cách xóa quảng cáo Facebook

Để xóa chiến dịch, nhóm quảng cáo, hay quảng cáo, tương tự như cách bật/tắt, bạn cũng cần nhấp vào tab tương ứng, tick chọn, sau đó nhấn vào icon xóa.

Một số tips giúp chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả cho người mới

Nhắm mục tiêu rộng và để Facebook giúp bạn tối ưu

Khi bạn chọn nhắm mục tiêu rộng trên Facebook, hệ thống phân phối sẽ tự động thử nghiệm và hiển thị quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng. Điều này rất hữu ích đối với những người mới bắt đầu chạy quảng cáo và chưa biết chính xác đối tượng mà họ muốn nhắm đến. Khi quảng cáo đã chạy được một thời gian và thu thập được một lượng dữ liệu đủ lớn, bạn có thể sử dụng Audience Insights để xem thông tin chi tiết về đối tượng mà Facebook đã chạy quảng cáo đến, từ đó giúp bạn tìm hiểu thêm về tệp khách hàng tiềm năng.

Tập trung tối ưu hình ảnh và nội dung

Tối ưu hình ảnh và nội dung là một yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo Facebook. Bạn nên sử dụng hình ảnh và nội dung thu hút mắt, độc đáo, và tương thích với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nội dung quảng cáo nên ngắn gọn, đưa ra thông điệp chính xác về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Các đoạn văn nên được trình bày rõ ràng, đặc biệt là các đoạn văn mô tả sản phẩm và lời kêu gọi hành động.

Bạn cũng nên chú ý đến định dạng hình ảnh và video. Facebook hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh và video khác nhau, ví dụ như hình ảnh động, video thương hiệu, video quảng cáo. Bạn nên sử dụng định dạng phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hình ảnh và video nên được chọn kỹ càng, với chất lượng cao và có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Khi tối ưu hóa hình ảnh và nội dung, bạn nên thử nghiệm nhiều phiên bản khác nhau để tìm ra phiên bản tối ưu nhất. Bạn có thể thử nghiệm các tiêu đề, mô tả và hình ảnh khác nhau để xem phiên bản nào thu hút được nhiều lượt tương tác hơn từ khách hàng. Bằng cách tối ưu hình ảnh và nội dung, bạn có thể tăng tỷ lệ tương tác và hiệu quả quảng cáo của mình trên Facebook.

Chạy các bài viết có nhiều tương tác

Chạy các bài viết có nhiều tương tác trên Facebook là một cách hiệu quả để tăng khả năng thành công của chiến dịch quảng cáo. Việc này giúp đảm bảo rằng bài viết của bạn đang thu hút được sự chú ý và tương tác tích cực từ cộng đồng trên mạng xã hội này. Điều này không chỉ giúp tăng lượng tương tác cho bài viết đó mà còn giúp tăng độ tin cậy và sự uy tín của thương hiệu của bạn trên Facebook. Để chạy các bài viết có nhiều tương tác, bạn nên tập trung vào việc tạo ra nội dung hấp dẫn, chia sẻ các nội dung có giá trị cho khách hàng và tạo ra những câu hỏi, thăm dò ý kiến, hay kêu gọi khách hàng để lại bình luận. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ và tính năng quảng cáo của Facebook để đẩy mạnh bài viết và thu hút sự quan tâm của đối tượng khách hàng tiềm năng.

Kết luận

Như vậy, đó là một số hướng dẫn chi tiết về cách chạy quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu. Bất kể bạn là chủ doanh nghiệp, marketer hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về cách quảng cáo trên Facebook, hy vọng rằng các thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về quảng cáo Facebook và cách áp dụng nó vào chiến lược marketing của mình. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy luôn cập nhật và đọc thêm các tài liệu, tài nguyên mới nhất từ Facebook và các chuyên gia marketing. Chúc bạn thành công trong việc chạy quảng cáo Facebook và mang lại doanh thu tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *